Tại sao người trẻ thích "nhảy việc" ?

15/03/2019 20:39

1. Không có nhiều cơ hội

Mọi người hay than vãn với nhau rằng: “Chỗ làm hiện tại không cho tôi nhiều cơ hội và mọi thứ cứ diễn ra một cách bình bình, chẳng có gì sôi nổi!”. Với đặc thù tâm lí ở lứa tuổi này, những người trẻ thường yêu cầu những công việc mang tính năng động, nhiều trải nghiệm.

Những chỗ làm mang tính quy cũ, máy móc dễ khiến họ chán nản, không động lực và từ đó sinh ra những suy nghĩ tiêu cực: Tại sao tôi phải làm công việc nhàm chán này? Tôi không thấy tương lai mình ở công ty này? Cơ hội nào để tôi thăng tiến? Tất nhiên, những đơn vị thiếu sáng tạo, cứng nhắc sẽ nhanh chóng biến thành quá khứ trong hành trình của họ.

2. Không học được gì

Có một thực tế đáng lo ngại là những “tân binh” thường không học được gì sau vài tuần vào công ty, ngoài việc rót nước, pha trà. Nhiều người bị sốc vì họ nghĩ rằng, mình sẽ nhanh chóng đảm nhận vị trí phù hợp sau khi được nhận vào.

Tuy nhiên, ở một số công ty, những người mới luôn được đồng hành cùng máy photocopy và khu vực trà nước. Mang trong mình niềm tự hào sau khi tốt nghiệp, nhiều người trẻ thường tự ái, khó chấp nhận việc một Cử nhân làm những công việc nhảm nhí, không đúng chuyên môn. Họ chọn từ bỏ ngay sau đó và tiếp tục đi tìm công việc phù hợp.

3. Chưa tìm hiểu kĩ mọi thứ

Không thể phủ nhận rằng, hiện nay vẫn còn nhiều người mạo hiểm chọn việc khi chưa biết gì về nó. Những trang tuyển dụng chất đầy newsfeed, email đầy thư spam tìm kiếm nhân lực… đã khiến nhiều người nhận việc sau lời mời chào đáng mơ ước: việc nhẹ lương cao, 6 tiếng/ ngày, được đi du lịch mỗi tháng…

Tuy nhiên, những thông tin cụ thể về công việc với nhiều người vẫn còn khá mờ nhạt. Song, việc khó thích nghi và không đủ năng lực để đảm nhận cũng là lí do cả bạn và nhà tuyển dụng mập mờ đó tự sa thải mình.

Song, đối với nhiều người trẻ, khi mới ra trường vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Không kinh nghiệm, còn nhiều lỗ hỏng trong kiến thức, thiếu kĩ năng mềm… là những trở ngại khi bắt đầu công việc mới. Do đó, nên trao dồi bản thân một cách hoàn thiện nhất thì bạn mới có thể đảm nhận tốt vị trí của mình mà không chán nản hay bế tắc.

4. Thực tập sinh thì không có lương?

Đúng vậy, đây là điều ngán ngẩm nhất của những người vào nghề. Không phụ cấp, không tiền, làm việc quần quật, luôn phải nỗ lực… mà không hề có động lực sẽ đưa đến quyết định từ bỏ một cách dễ dàng. Khi bắt đầu thực tập, bạn phải hiểu thật rõ, bạn sẽ tham gia việc này để học hỏi hay… kiếm tiền.

Nếu như muốn thêm thu nhập, hãy ra các hiệu tiện lợi, nhà hàng đồ ăn nhanh, rạp chiếu phim… Đó là những công việc dễ kiếm tiền hơn. Còn nếu, bạn muốn xác định sẽ học hỏi, rèn luyện và nâng cao kiến thức chuyên môn, thì hãy… chấp nhận!

Tuy nhiên, quay lại điều 3, hãy tìm hiểu kĩ chỗ làm của mình. Nó có thực sự cho bạn nhiều cơ hội, bạn sẽ học được gì, có phần thưởng gì dành cho người nỗ lực… bằng cách thẳng thắn hỏi nhà tuyển dụng ngay từ ban đầu. Nhiều người bỏ việc vì nghĩ rằng họ làm quần quật như con thoi nhưng công ty chẳng cho được gì, thế làm sao để sống? Giải quyết điều này, bạn có thể tìm những công việc làm thêm, bán thời gian, làm buổi tối… để kiếm thêm thu nhập!

5. Môi trường làm việc thiếu kết nối

Thử tưởng tượng, nếu một ngày bạn đến công ty, mở máy tính và chúi mũi vào công việc suốt 8 tiếng mà không nói lời nào? Không có gì kinh khủng hơn nếu các đồng nghiệp xung quanh kiệm lời, môi trường cứng nhắc, các thành viên im lặng đến đáng sợ… sẽ giết chết bạn như thế nào đâu! Một môi trường làm việc phù hợp không chỉ bao gồm trang thiết bị phù hợp, công việc phù hợp mà còn… phải có không gian kết nối phù hợp.

Thật khó để thay đổi điều này, tuy nhiên, việc thiếu tương tác trong môi trường tập thể sẽ khiến bạn cảm thấy nhàm chán, ngột ngạt và suy giảm khả năng thư giãn giữa khoảng cách sát sao. Thiếu kết nối với mọi người sẽ giảm sự sáng tạo và đa dạng hóa ý tưởng trong khâu làm việc. Vì vậy, đây là nguyên nhân biến các “tân binh” thành người nhện chạy nhảy giữa các tòa nhà mang tên “việc làm”.

Những lí do trên chỉ là 5 trong số hàng chục lí do của nhiều người khi họ quyết định “nhảy việc”. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được việc tìm kiếm một công việc phù hợp thực sự nan giải với đại số người trẻ hiện nay. Do đó, mỗi người cần trang bị đủ kiến thức, trao dồi chuyên môn thường xuyên, tăng khả năng kết nối bản thân… để lựa chọn và thích nghi với công việc tương lai!

Ý Nhi/Theo Bright Side

Bạn đang đọc bài viết "Tại sao người trẻ thích "nhảy việc" ?" tại chuyên mục Phong cách.