Điều gì khiến giá một chiếc điện thoại ở Myanmar đã giảm 1.000 lần?

13/09/2018 19:30

Myanmar từng là quốc gia không có nền văn hóa ngân hàng, tiền an toàn nhất là cất dưới đệm, trong túi và giá của chiếc điện thoại di động từng ở mức 1.500 USD, tuy nhiên nhờ “bước đại nhảy vọt”, giá chiếc điện thoại tại đây đã giảm xuống còn 1,5 USD và người dân đã biết mang tiền gửi ngân hàng.


Myanmar từng là quốc gia không có nền văn hóa ngân hàng, tiền an toàn nhất là cất dưới đệm, trong túi và giá của chiếc điện thoại di động từng ở mức 1.500 USD, tuy nhiên nhờ “bước đại nhảy vọt”, giá chiếc điện thoại tại đây đã giảm xuống còn 1,5 USD và người dân đã biết mang tiền gửi ngân hàng.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN diễn ra ngày 12/9, Cố vấn nhà nước Cộng hòa Myanmar Aung San Suu Kyi cho biết, Myanmar là một trong những quốc gia gần như đã bị bỏ qua bởi cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và Myanmar bắt buộc phải đi tắt vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và phải có những bước nhảy vọt.

“5 năm trước giá một chiếc điện thoại di động được bán tại Myanmar khoảng 1.500 USD giờ đã giảm xuống còn 1,5 USD và chúng tôi có thể nói rằng đây là bước đại nhảy vọt. Chúng tôi đã có thể phát triển theo những phương hướng khác biệt. Myanmar là nước không có nền văn hóa ngân hàng , tiền an toàn nhất theo quan niệm của mọi người là nhét trong túi hay dưới đệm nhưng bây giờ không chỉ ngân hàng mà cả thương mại điện tử, không chỉ thương mại điện tử mà thương mại xã hội. 30% điện thoại là điện thoại thông minh và điều này xảy ra trong thời gian ngắn. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi không còn đi sau trong cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0)”, bà Aung San Suu Kyi nói.

Bà Aung San Suu Kyi nói tiếp: “Chúng tôi không tin tưởng vào chủ nghĩa bảo hộ mà mở cửa thị trường rộng hơn. Chúng tôi tin rằng cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy phát triển, chúng tôi không sợ cạnh tranh và tin rằng chúng tôi có thể theo kịp các quốc gia khác may mắn hơn và đã đi trước chúng tôi rất nhiều trong hành trình CMCN 4.0".

Cũng theo bà Aung San Suu Kyi, người dân Myanmar có thể xử lý được các thách thức. Chủ tịch WEF nhấn mạnh rằng chúng ta không thể đánh mất tài sản quan trọng nhất đó là bản sắc sư sáng tạo và như vậy cách tiếp cận CMCN 4.0 dựa trên niềm tin, đặc biệt là yếu tố con người, là thanh niên.

Cũng theo quan điểm của vị đại diện Chính phủ Myanmar, CMCN 4.0 không chỉ là kết nối thông suốt giữa các vùng miền mà còn là kết nối giữa các thế hệ, các lứa tuổi, kết nối giữa con người nếu muốn CMCN 4.0 thành công. "Chúng tôi đầu tư càng nhiều càng tốt vào con người, đầu tư của chúng tôi vào người già cũng như người trẻ, giáo dục theo đó cũng được mở rộng, mở ra cơ hội cho tất cả mọi người. Tất cả những người được đi học hay không được đi học chúng tôi muốn mở ra cơ hội cho tất cả mọi người", bà nói.

"Tôi tin rằng người dân của chúng tôi, tất cả đều có vai trò trong cuộc CMCN 4.0 đem lại lợi lợi ích. Từng cuộc cách mạng đều có đòi hỏi về thay đổi kĩ năng, giáo dục đào tạo, chúng ta phải đảm bảo cho họ có kĩ năng, quyết tâm thay đổi, đối mặt với các trải nghiệm thay đổi", nữ diễn giả này chia sẻ thêm.

Theo bà Aung San Suu Kyi, trong quá khứ, các nước ASEAN đặc biệt nước kém phát triển dựa vào lao động giá rẻ nhưng giờ đây cần phải sẵn sàng với kiến thức mới và kỹ năng phù hợp.

"Hệ thống giáo dục của các quốc gia được xem là vô cùng quan trọng trong việc làm thế nào để đối mặt với các thách thức. Chúng tôi muốn học tập từ các quốc gia trên thế giới. Hệ thống giáo dục trong vài thập kỷ vừa qua không đủ mạnh nhưng chúng tôi nhận thức được rằng tiềm năng của thanh niên là rất mạnh mẽ. Mặc dù được đầu tư ít nhưng năng lực nghiên cứu của thanh niên Myanmar rất đáng ngạc nhiên và hi vọng rằng trong vài năm tới chúng tôi sẽ có thể khẳng định với thế giới bằng những ví dụ cụ thể”, bà Aung San Suu Kyi cho biết trong bài phát biểu.


Theo Bảo Vy

Diễn đàn đầu tư