Bỏ nghề để kinh doanh, nữ nhân viên văn phòng chia sẻ bí quyết kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng!

15/09/2018 10:39

31 tuổi, sau 2 năm kiên quyết từ bỏ công việc văn phòng, chị Nguyễn Mây - Bắc Giang đã có trong tay 1 cửa hàng quần áo doanh thu ổn định, 1 quán trà sữa hút khách tại Bắc Giang - điều khiến những ai từng nghĩ chị thật sai lầm khi nghỉ việc buộc phải nhìn nhận lại.


31 tuổi, sau 2 năm kiên quyết từ bỏ công việc văn phòng, chị Nguyễn Mây - Bắc Giang đã có trong tay 1 cửa hàng quần áo doanh thu ổn định, 1 quán trà sữa hút khách tại Bắc Giang - điều khiến những ai từng nghĩ chị thật sai lầm khi nghỉ việc buộc phải nhìn nhận lại.

Bỏ nghề để kinh doanh, nữ nhân viên văn phòng chia sẻ bí quyết kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng! - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Mây – chủ sở hữu 2 cửa hàng nhượng quyền thành công

Từ bỏ công việc ổn định để theo đuổi đam mê

Bắt đầu làm việc kế toán tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngay từ lúc ra trường, tính đến năm 2016, chị Mây đã có 7 năm gắn bó với công việc văn phòng với mức lương khá cao đủ giúp chị và gia đình có cuộc sống ổn định.

Nhưng công việc bàn giấy khô khan với đống giấy tờ số liệu, nhiều khi khiến chị cảm thấy chán nản. Vốn máu kinh doanh buôn bán nhưng chưa một lần thử sức, 31 tuổi, chị Mây quyết tâm nghỉ việc và chuyển hướng sang kinh doanh.

Chị chia sẻ: “Lúc mình nói chuyện nghỉ việc thì mọi người trong gia đình đều can, bảo công việc đang ổn định vậy lại không thích. Nhưng lấy chồng phải theo chồng, ông xã mình ủng hộ nên ông bà cũng không gay gắt phản đối lắm”.

Đúng đắn khi lựa chọn nhượng quyền

Nói về quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh, chị Mây cho biết trước khi quyết định lập nghiệp mình đã tìm hiểu rất kỹ về các mô hình kinh doanh là nên tự mở cửa hàng và setup thương hiệu của mình từ đầu hay chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu, suy đi tính lại chị thấy rằng mô hình nhượng quyền thương hiệu phù hợp hơn và đỡ rủi ro với hoàn cảnh của mình chị Mây chia sẻ : “So với việc khởi nghiệp và xây một công ty từ đầu thì việc kinh doanh nhượng quyền nhàn hơn rất nhiều, đặc biệt với người có chồng con như mình. Mình được hướng dẫn và hỗ trợ setup mọi thứ, từ trang trí cửa hàng đến quy trình vận hành cửa hàng, đào tạo đội ngũ nhân viên, cách làm sản phẩm được bàn giao đầy đủ nên không cần lo lắng về nguồn hàn, khách hàng,… Chỉ mất khoảng 1 tháng từ lúc bắt đầu để hoàn thiện và cửa hàng đã bắt đầu đi vào hoạt động được rồi.”

Bỏ nghề để kinh doanh, nữ nhân viên văn phòng chia sẻ bí quyết kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng! - Ảnh 2.

Chị Mây (áo trắng) chụp cùng đội ngũ nhân viên cửa hàng thời trang.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả 2 cửa hàng 1 shop quần áo tại Bắc Ninh và 1 cửa hàng trà sữa tại Bắc Giang của chị (tất cả đều theo hình thức nhượng quyền) đều hoạt động rất tốt. Riêng quán trà sữa mới hoạt động đã đều đặn mang lại cho chị doanh thu trung bình 5-6 triệu/1 ngày. Là một người có tham vọng và luôn cầu tiến, chị cho biết sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống kinh doanh của mình trong thời gian tới.

Tiêu chuẩn nào để lựa chọn thương hiệu đăng ký nhượng quyền?

Với hình thức kinh doanh nhượng quyền, vấn đề mấu chốt quyết định thành công chính là việc lựa chọn thương hiệu và vị trí phù hợp.

Chị Mây cho biết, khi lựa chọn thương hiệu nhượng quyền, chị quan tâm đến 3 yếu tố: chất lượng sản phẩm, chính sách hỗ trợ tối ưu quy trình và quảng bá của cửa hàng.

Nếu như các yếu tố chất lượng và nguồn gốc có thể dễ dàng kiểm chứng bằng giấy tờ chứng nhận thì việc hỗ trợ của thương hiệu tới các đại lý lại khó thể kiểm chứng ngay từ đầu.

Với trà sữa, nhiều thương hiệu trà sữa lớn nhỏ đều đang thực hiện hình thức nhượng quyền, tuy nhiên một số đại lý của họ vẫn “chết yểu” do quy trình bàn giao lỏng lẻo, nhượng quyền ồ ạt, thương hiệu không mấy mặn mà trong việc hỗ trợ đại lý.

Cái duyên với Pozaa Tea

Một lần ra thăm Hà Nội và tình cờ được thưởng thức vị trà sữa Pozaa Tea, chị Mây đã cảm thấy rất thu hút. Lưu luyến vị trà sữa thơm ngon, sạch sẽ của Pozaa Tea nhưng lý do khiến chị Mây lựa chọn Pozaa Tea giữa các thương hiệu trà sữa danh tiếng đó là chính sách nhượng quyền rất ổn: cam kết rõ ràng trong bàn giao quy trình, chất lượng và hỗ trợ về sau.

Bỏ nghề để kinh doanh, nữ nhân viên văn phòng chia sẻ bí quyết kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng! - Ảnh 3.

Quán trà sữa Pozaa Tea thơm ngon được đông đảo khách hàng ưa chuộng

Theo chị, Pozaa Tea có điều khoản nhượng quyền khá chỉn chu, được hỗ trợ gần như từ A - Z, cả trước khi mở cửa hàng đến trong quá trình hoạt động. thương hiệu Pozaa tea hiện tại đã có hệ thống 35 cửa hàng trên toàn quốc và đều hoạt động ổn định.

Thêm nữa, chi phí đầu tư ban đầu cho một quán Pozaa Tea chỉ khoảng 300 triệu, mức đầu tư khá hợp lý so với những đơn vị có tiếng hơn.

Pozaa Tea vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu tiêu biểu hội nhập Châu Á – Thái Bình Dương, mô hình trà sữa được thiết kế hiện đại phù hợp với việc học tập, làm việc thay vì đơn thuần giải trí.

Tổng mức đầu tư ban đầu chỉ khoảng 300 triệu đồng, bạn có thể bắt đầu kinh doanh và trở thành đại lý nhượng quyền của Pozaa ngay hôm nay. Chi tiết về cách thức nhượng quyền tại đây!


Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế