Bán khống nhiều dự án, địa ốc Alibaba bị đề nghị điều tra

06/11/2018 10:23

UBND huyện Long Thành, Đồng Nai kiến nghị công an vào cuộc điều tra việc Công ty cổ phần Alibaba rao bán đất nền ở nhiều vị trí khác nhau dù không được cấp phép dự án nào.

UBND huyện Long Thành, Đồng Nai kiến nghị công an vào cuộc điều tra việc Công ty cổ phần Alibaba rao bán đất nền ở nhiều vị trí khác nhau dù không được cấp phép dự án nào.

Thông tin các dự án công ty tự lập được giới thiệu trên website.

Kiến nghị công an điều tra công ty Alibaba

Mới đây, UBND huyện Long Thành đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai có biện pháp hỗ trợ để xử lý việc Công ty cổ phần Alibaba (TP.HCM) không được cấp phép thực hiện bất cứ dự án khu dân cư nào tại huyện Long Thành, nhưng vẫn rao bán đất nền ở nhiều vị trí khác nhau trên địa bàn huyện.

Theo ông Nguyễn Tấn Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành, qua kiểm tra, rà soát, Công ty cổ phần địa ốc Alibaba đã liên kết với Công ty cổ phần địa ốc Tia Chớp (địa chỉ 52, Quốc lộ 51, ấp Tập Phước, xã Long Phước, huyện Long Thành) do bà Trương Thị Hồng Ngọc làm giám đốc để thực hiện bán khống những dự án không có thật trên địa bàn huyện. (Xem thêm)

Cựu giám đốc CAScon tham ô 350 tỷ đồng lĩnh án chung thân

Vừa qua, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã xét xử bị cáo Nguyễn Hồng Anh (tức Lisa Nguyễn, 44 tuổi) và Nguyễn Thị Ngà (tức Jennifer Nguyễn, 36 tuổi, nguyên Trưởng phòng Kinh doanh CAScon) tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Được biết, vụ án đã được đưa ra xét xử nhiều lần và từng bị hủy án. Lần gần đây nhất, đầu tháng 8, Nguyễn Hồng Anh và đồng phạm bị xét xử tại TAND Hà Nội với cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. (Xem thêm)

Công khai cho vay trả góp với lãi “trên giời"

Tại nhiều bức bờ tường, cột điện hay bất kỳ chỗ trống trên các bức tường ở Hà Nội đều nhan nhản tờ rơi quảng cáo cho vay tiền với nội dung “Alo là có tiền”, “Cho vay lãi suất thấp”, “Hỗ trợ tài chính cho người khó khăn”, “Cho vay không thế chấp”... kèm theo số điện thoại liên lạc.

Tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) gần Đại học Kiến trúc, Học viện An ninh, Học viện Bưu chính viễn thông có đến hơn 20 cửa hàng cho vay tiền. Đường Láng (quận Đống Đa) dài chừng 4 km song tập trung đến hơn 50 tiệm. (Xem thêm)

Thế kẹt BOT của Bộ Giao thông vận tải

Sự dễ dãi của cơ quan có thẩm quyền và cơ chế, chính sách BOT lỏng lẻo giai đoạn trước đã để lọt hàng loạt dự án có vấn đề từ khâu lập dự án, vị trí trạm đến phương án tài chính như đường một nơi trạm một nẻo, nhiều tuyến đường sửa chữa qua loa cũng thu phí...

Rõ ràng các dự án BOT bị người dân phản ứng phải ngừng thu hoặc phải thay đổi phương án tài chính như BOT Thái Nguyên - Chợ Mới, BOT tuyến tránh Cai Lậy (Tiền Giang), BOT Tân Đệ (Thái Bình)... đều có vấn đề trong hợp đồng ký kết ban đầu. (Xem thêm)

“Cát cứ” nơi đậu ô tô có thu phí

Sau 2 tháng triển khai đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đậu ô tô ở TP.HCM, PV Thanh Niên ghi nhận tình trạng “cát cứ” ở những tuyến đường này.

Sáng 24/10, chúng tôi lái ô tô đến định đậu vào vạch chia ô trước một cửa hàng trên đường Trần Bình Trọng (Q.5), thì bảo vệ ở đây liền chạy ra hướng dẫn. Tuy nhiên, khi biết chúng tôi không vô cửa hàng mà chỉ đậu xe thì anh ta yêu cầu chúng tôi đi chỗ khác, không cho đậu xe. (Xem thêm)

NGUYỄN NGA

Theo BizLive