5 bài học từ các tỷ phú tự thân đáng suy ngẫm

03/07/2019 10:25

Bạn có thể chưa kiếm được một tỷ USD đầu tiên, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể học được một hoặc hai điều từ những người “đã từng”.

Mặc dù có vô số bài báo ngoài kia chỉ bạn các thói quen làm việc của tỷ phú để đạt được thành công tài chính cho doanh nghiệp của mình nhưng những bài viết này chỉ chiếm một phần nhỏ của bức tranh. Giống như nhiều nhà sáng lập khác, những cá nhân này không chỉ quan tâm đến vấn đề ở đây và bây giờ mà họ còn tập trung vào tương lai, bao gồm cả những gì sẽ xảy ra khi họ không còn điều hành một doanh nghiệp.

Bởi vì điều này, nhiều tỷ phú tập trung vào việc để lại một “di sản” có ý nghĩa cho các thành viên gia đình, đối tác kinh doanh và những người khác, không chỉ về mặt tài chính. Những khái niệm “di sản” tương tự như vậy đáng để các nhà sáng lập startup suy ngẫm nếu như muốn để lại dấu ấn thật lâu dù bạn có rời doanh nghiệp.

  1. Các tỷ phú xây dựng một “di sản” thông qua kế hoạch kế nhiệm

Rất ít người ở lại cùng một công việc mãi mãi - và điều này thậm chí còn áp dụng cho những người sáng lập công ty. Chúng ta chỉ cần nhìn vào danh sách các doanh nhân nối tiếp nổi tiếng nhất thế giới như Andreas von Bechtolsheim hay anh em nhà Samwer để thấy rằng ngay cả những người sáng lập cực kỳ tài năng cũng không nhất thiết phải ở lại với công ty mà họ đã bắt đầu.

Bất kể bạn có hy vọng bán lại công ty của mình hay dự định duy trì vai trò của mình cho đến khi bạn nghỉ hưu, bạn chắc chắn vẫn muốn nó duy trì thành công liên tục sau khi mình ra đi. Một kế hoạch kế nhiệm sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp đã sẵn sàng để xây dựng trên nền tảng của bạn bằng cách tìm một cá nhân đủ điều kiện để thay thế bạn.

Như Leigh Richards viết trong một bài đăng trên blog, ở cấp cao nhất của tổ chức, kế hoạch kế nhiệm, theo định nghĩa, là rất quan trọng để đảm bảo rằng vị trí quan trọng này - nếu đột nhiên bị bỏ trống cũng sẽ nhanh chóng được lấp đầy bởi các ứng cử viên đủ điều kiện. Xác định tiềm năng cho những vị trí tuyển dụng đó và xem xét các tài năng có thể được huấn luyện trong nội bộ, nuôi dưỡng và đào tạo để có thể đảm nhiệm các vị trí này khi thời gian đến là chức năng chính của không chỉ bộ phận H.R. mà còn là trách nhiệm của cả tổ chức hay hội đồng quản trị.

  1. Hoạch định “di sản” chính là chìa khóa

Các tỷ phú thường quan tâm đến việc tài sản của họ sẽ được phân chia cho các thành viên gia đình như thế nào sau khi họ qua đời. Tuy nhiên, những lo ngại này không nhất thiết phải được chia sẻ với công chúng. Kết quả một cuộc khảo sát bởi Apeg cho thấy chỉ có 4 trong số 10 người trưởng thành có ý chí sống mạnh mẽ. Con số này đặc biệt thấp trong số những người dưới 36 tuổi, trong đó chỉ có 22% số người được khảo sát có ý chí hoặc niềm tin sống.

Việc lập kế hoạch cho việc vượt qua “60 năm cuộc đời” là một ý tưởng khá dễ chịu nên những người sáng lập startup nên dành cho khu vực này sự chú ý đặc biệt, đặc biệt nếu bạn có con cái. Lập kế hoạch cụ thể từ bây giờ sẽ đảm bảo rằng các nguồn tài chính của bạn sẽ được phân chia theo cách bạn đã tính toán nếu có điều gì không may xảy ra.

  1. Chia sẻ kinh nghiệm là điều đặc biệt quan trọng

Truyền lại một di sản tài chính hoặc quản lý thông qua di chúc hoặc kế thừa, trên thực tế, chỉ là một phần nhỏ trong việc lập kế hoạch cho tương lai của bạn. Bên cạnh đó, việc chia sẻ kinh nghiệm từ cuộc sống công việc của bạn cũng có thể mang lại tác động đáng kể.

Như David Roy Newby, tác giả của Beyond Billions và người sáng lập Hiệp hội Trí tuệ Solomon chia sẻ, kinh nghiệm của bạn - cả trên phương diện thành công hay thất bại – sẽ mang lại những cơ hội học tập quý giá “không thể thay thế” cho người khác. Thông qua việc chia sẻ những bài học trong kinh doanh, bạn có thể giúp các thành viên trong gia đình phát triển sự phản xạ tối ưu khi đối mặt với những thách thức của chính họ. Nó còn có thể giúp một cộng tác viên kinh doanh đạt được cái nhìn sâu sắc cần thiết để vượt qua thất bại một cách không ngờ. Dĩ nhiên, họ sẽ không bao giờ học được điều đó nếu bạn không thấu hiểu và chia sẻ.

Trên thực tế, như một bài báo từ The Guardian tiết lộ rằng chỉ cần chia sẻ những câu chuyện, gia đình bạn đã có thể cải thiện lòng tự trọng và khả năng phục hồi, đồng thời củng cố sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Việc bạn chia sẻ kinh nghiệm sẽ cung cấp sức mạnh và quan điểm rất cần thiết cho những người đến sau.

  1. Kỹ năng giảng dạy giúp người khác nhìn thấy thành công tương tự

Cụ thể, nhiều tỷ phú nhấn mạnh việc truyền dạy các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cho các thế hệ tương lai.

Trên thực tế, theo báo cáo của Văn phòng Gia đình Toàn cầu trong năm 2018 cho thấy, Gần 1/3 (khoảng 29%) số người được khảo sát cho biết thế hệ tiếp theo đã nắm giữ các vị trí quản lý hoặc điều hành trong văn phòng gia đình, trong khi 1/4  (khoảng 23%) cho biết họ ngồi nghe các buổi thuyết giảng của các tỷ phú."

Mặc dù hiện tại có thể không có thành viên gia đình nào có thể trực tiếp đóng góp cho các hoạt động khởi nghiệp của bạn, nhưng vẫn các buổi nói chuyện hướng dẫn bạn về con đường kinh doanh và truyền dạy về kỹ năng.

Khi bạn chia sẻ các kiến ​​thức của mình, bạn có thể giúp các thành viên gia đình hay nhân viên trong công ty phát huy được những thế mạnh, điều đó cho phép họ phục vụ khách hàng tốt hơn hoặc cải thiện các kỹ năng của chính họ. Việc dạy các kỹ năng sẽ đảm bảo kết quả tốt hơn cho họ trên cương vị cá nhân cũng như cho toàn bộ công ty.

  1. Đừng quên chuyển tiếp những giá trị

Những người sáng lập sẽ chịu trách nhiệm truyền đạt sứ mệnh và giá trị của công ty họ cho những người khác trong doanh nghiệp. Đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng một “di sản” lâu dài trong công ty của bạn và nó cũng có tác động trực tiếp đến sự thành công của bạn.

Một phân tích tổng hợp của Gallup với gần 192 doanh nghiệp ở 34 quốc gia cho thấy các công ty sử dụng khả năng lãnh đạo theo sứ mệnh đã tăng cường giữ chân nhân viên, gắn kết khách hàng mạnh mẽ hơn, liên kết chiến lược và thậm chí là ra quyết định tốt hơn. Việc truyền đạt một cách nhất quán và hiệu quả các giá trị trong công ty có thể thay đổi hoàn toàn hành vi của những người đang làm việc cho bạn.

Tất nhiên, bạn cũng phải truyền lại các giá trị cho các thành viên trong gia đình mình bằng cách thể hiện các nguyên tắc làm việc chăm chỉ và nghiêm túc, hoặc đơn giản là dành nhiều thời gian để làm từ thiện cùng với gia đình của mình, qua đó, bạn có thể dạy những bài học lớn hơn nhiều so với lời nói một mình.

Là Chủ tịch và đồng sáng lập của Quỹ Tỷ phú, Sheila Barry Driscoll đã làm việc với hàng trăm gia đình tỷ phú. Cô lý giải một trong những sai lầm lớn nhất mà các gia đình tỷ phú và những người giàu có khác mắc phải là họ không dạy con cái họ cách cho đi. Trên hết, họ cần được dạy cách cho đi, cách chia sẻ và cách đặt người khác lên trước bản thân. Điều này đòi hỏi một nỗ lực có ý thức trong các tương tác hàng ngày của bạn với đồng nghiệp, thành viên gia đình và các đối tác kinh doanh. Là một doanh nhân khởi nghiệp, hãy biến điều này trở thành ưu tiên chính khi bạn lập kế hoạch cho tương lai, từ đó, bạn có thể tin tưởng vào “di sản” mà mình đã để lại.

Ý Nhi/Theo Entrepreuner

Bạn đang đọc bài viết "5 bài học từ các tỷ phú tự thân đáng suy ngẫm" tại chuyên mục Phong cách.