4 năm đại học, nghỉ hè nào cũng nghe lời bố mẹ đi bán cà chua để chịu cực khổ nhưng 3 năm ra trường vẫn thất nghiệp: Hóa ra, thành công không nằm ở 2 chữ "hi sinh"!

01/10/2018 16:25

Mỗi lần nhắc lại với người nhà, họ lại an ủi “đời người cần khổ trước sướng sau”.


Mỗi lần nhắc lại với người nhà, họ lại an ủi “đời người cần khổ trước sướng sau”.

Sáng nay, báo điện tử có một tin thế này:

Nhà máy ở nơi cách xa trung tâm lương mỗi tháng 10 triệu vẫn khó tuyển người, quán café sang trọng lương chỉ 5 triệu hàng tháng lại dễ dàng tuyển được nhân viên, phải chăng giới trẻ hiện nay đã không chịu được khổ nữa?

Trong đó có câu trả lời: "Mỗi thế hệ một khác, bây giờ không còn nhiều người chịu được khổ nữa", "Người trẻ bây giờ kén chọn lắm,  những công việc vất vả có nhiều tiền thế nào cũng không làm"…

Nhưng, cuộc đời mỗi con người có những cái " khổ" thực tế không nhất định phải trải qua.

Trải qua những cực khổ không cần thiết, sai mình sai cả người

Bố mẹ cuả thế hệ 9x thường có câu cửa miệng: "Bố mẹ khổ như vậy mới có ngày hôm nay đó con…"

Trong mắt họ, nếm trải khổ cực giống như môn học bắt buộc của thành công, muốn có được, phải trải qua 9981 nạn khổ.

"Nếu để con cái có cuộc sống quá sung sướng, thì sẽ đảo lộn mọi thứ"

Vì thế, có những bậc phụ huynh rõ ràng có thể cho con cuộc sống tốt hơn, nhưng lại sợ con cái chỉ biết "hưởng thụ".

Một người bạn trên mạng tự tâm sự về cuộc sống của mình, gia đình cậu dựa vào buôn hoa quả lập nghiệp, trải qua không ít khó khăn mới có được cuộc sống giàu có như hiện nay. Bố mẹ luôn răn đe cậu: "Không được cho phép bản thân đặt chữ "sướng" đi trước, phải khổ trước sướng sau."

Sau khi lên đại học, nghỉ hè bạn cùng lớp đều đến công ty, doanh nghiệp lớn thực tập, riêng cậu bố mẹ gọi về bán cà chua. Cậu phản đối mấy lần, bố mẹ vẫn kiên trì cho rằng: "Ngày ngày ngồi văn phòng điều hòa mát lạnh có tác dụng gì, còn trẻ nên cố nếm trải nhiều cực khổ mới là tốt."

Để rèn luyện cho con trai, bố mẹ cậu cho cậu tự lái xe hơn 100 km từ thành phố ra ngoại ô bán quả rong, hơn 30 sọt quả tự mình cậu vận chuyển đi lại. Kể về khoảng thời gian đó, cậu nói mỗi ngày đều phải chạy cảnh sát, dãi nắng dầm mưa. Nhưng những vất vả mà việc kinh doanh nhỏ lẻ đó lại không hề giúp ích gì cho chuyên ngành mà cậu học, sự cách biệt giữa cậu và bạn học ngày một lớn.

Sau tốt nghiệp, bạn bè hoặc nhờ vào kinh nghiệm thực tập, hoặc thư giới thiệu của chính doanh nghiệp mà nhận được những tấm giấy mời làm việc đầu tiên.

Còn CV của cậu kinh nghiệm hoàn toàn không có, cuối cùng phải đến công ty bảo hiểm làm nhân viên kinh doanh cấp thấp nhất, đôi khi đến tức giận cũng không được phép thể hiện.

Dưới sự rèn luyện của bố mẹ, cậu nếm trải không ít "khổ", nhưng 3 năm sau tốt nghiệp, cậu hoàn toàn không có tiến bộ.

4 năm đại học, nghỉ hè nào cũng nghe lời bố mẹ đi bán cà chua để chịu cực khổ nhưng 3 năm ra trường vẫn thất nghiệp: Hóa ra, thành công không nằm ở 2 chữ hi sinh! - Ảnh 1.

Mỗi lần nhắc lại với người nhà, họ lại an ủi "đời người cần khổ trước sướng sau"

Không ai biết được tương lai của cậu sẽ thế nào, nhưng rõ ràng khoảng thời gian chịu khổ đó là hoàn toàn không có giá trị, rõ ràng có xuất phát điểm cao hơn người khác, nhưng lại bị phá hỏng trên đoạn đường vòng không cần thiết.

Có người nói: "Tôi vô cùng ghét cách nói như vậy, gì mà "nếm trải hàng vạn khó khăn, để trở thành người trên vạn người", dường như giá trị của cả thanh xuân ở chỗ vì thành công của tương lai mà phải cực khổ phấn đấu vậy."

Trong những khuôn mẫu chung của cuộc sống, vì tương lai mà hi sinh hiện tại là điều tồi tệ nhất, họ đặt hạnh phúc kéo dài về phía sau, thực tế là đang đánh mất đi hạnh phúc.

Trong cuộc sống thường gặp, một số phụ huynh, đồ mới đồ tốt đều để dành, áo mới phải đợi cái cũ mặc rách mới đem ra mặc, đồ ăn ngon để dành cho đến khi sắp hết hạn mới mang ra cho con ăn… Có phụ huynh cho rằng, khổ cực phải được huấn luyện từ bé, thế là họ liền cho các bé đến các lớp huấn luyện.

Năm ngoái, người dẫn chương trình Le Jia đưa theo con gái 4 tuổi rưỡi đi bộ qua sa mạc, trong vòng 4 ngày đi hết 76 km, bị cồng đồng mạng lên án gay gắt.

Những việc này, người trưởng thành bình thường đã khó làm được, lại bắt trẻ nhỏ phải hoàn thành. Dường như nếm trải "khổ" về thể xác mới giúp trẻ nhỏ hiểu được ý nghĩa cuộc sống vậy.

Kết quả thường là, trẻ nhỏ vô duyên vô cớ phải chịu đau đớn về thể xác mà thiếu đi những điều tốt đẹp khác.

4 năm đại học, nghỉ hè nào cũng nghe lời bố mẹ đi bán cà chua để chịu cực khổ nhưng 3 năm ra trường vẫn thất nghiệp: Hóa ra, thành công không nằm ở 2 chữ hi sinh! - Ảnh 2.

Tất cả sự nếm trải của bạn được cho là "khổ" chỉ là tự mình thương mình

Một người bạn kể về câu chuyện đã trải qua của mình ở thủ đô. Để tiết kiệm tiền, cô thuê một phòng trọ nhỏ mấy trăm nghìn một tháng, trong phòng chỉ có duy nhất một chiếc giường. Phòng lại cách xa công ty, vì vậy mỗi ngày cô phải đi sớm 2h để bắt xe bus

Bon chen cả ngày làm cô mệt dã dời, thường hay kêu than cuộc sống quá cực khổ. Nhưng thực ra với thu nhập của cô hoàn toàn có thể thuê được một căn phòng gần công ty hơn, điều kiện tốt hơn. Như vậy, mỗi ngày ít nhất có thể tiết kiệm được 4h đồng hồ, nhưng cô lại luôn cho rằng: "Nhân tài ở thủ đô nhiều vô kể, không rèn luyện nếm trải ít cực khổ làm sao đuổi kịp họ."

Nửa năm sau, vốn dĩ một cô gái xinh đẹp và hoạt bát như cô trở nên tiều tụy.

Cô nói: "Mình không nhìn thấy hi vọng, tại sao cuộc đời lại không công bằng chút nào, mình đã nỗ lực nếm trải nhiều khó khăn như vậy, lại không có được một chút đền đáp." Cuối cùng, cô rời Hà Nội, tự cho rằng tất cả những gì đã trải qua không giúp cô trưởng thành, mà đang lãng phí thời gian.

Đây là một loại chịu khổ vô nghĩa điển hình, tự đề ra những giới hạn cho bản thân, tự cảm thấy thương xót chính mình

Khiến cho bạn vượt xa người khác, đều không phải là cần tiết kiệm, càng không phải cần nếm trải cực khổ. Cách thực sự để nâng cao bản thân, là dùng thời gian để dùng vào những việc thực sự có giá trị.  

Cực khổ chưa bao giờ là lối tắt để đi đến thành công. Đối với những khó khăn không thể tránh khỏi, bạn cần chiến thắng nó. Khi mà cuộc sống đã cho bạn còn đường tắt rộng mở bằng phẳng, bạn lại chọn luôn chọn con đường vòng đầy nhấp nhô, đó chính là " tự chuốc lấy khổ".

Những người như vậy không có tư cách than phiền số phận không công bằng, cuộc sống khó khăn, bởi vì dẫn họ vào con đường cùng, không ai khác ngoài bản thân họ.

Để cho bản thân được thoải mái nhất, chính là bản tính của con người.

Nhiều người thành công thường cùng có một sai lầm, đó là rất ít người cho rằng có được thành công còn có yếu tố may mắn, mà luôn nói đến những nỗ lực mà mình bỏ ra. Đồng thời, họ thường luôn thích nhắc lại những khó khăn, trở ngại gặp phải. Họ đưa ra ý nghĩa tích cực của khó khăn, và cho rằng khó khăn chính là phép màu cho sự thành công của họ mà bỏ qua tác dụng của tài năng, may mắn của chính mình.

Có thể, nếu không có những khó khăn vô nghĩa đó, họ sớm đã thành công.

Khó khăn không nhất định sẽ thành công, mà vốn dĩ bản thân đã đủ mạnh.

Chúng ta thường biểu dương sức mạnh của khó khăn, nhưng lại quên rằng cực khổ chỉ là một trong những con đường đi đến thành công, chứ không phải duy nhất. Đề cao những cực khổ không có giá trị, thực ra mới là đang làm đảo lộn mọi thứ.

Freud từng giải thích qua con người tại sao lại si dại với những khó khăn gian khổ: "Nếu như cuộc sống đang trong trạng thái đau khổ không thể thay đổi, thì họ sẽ quay lại yêu sự đau khổ đó, xem nó như một niềm vui, như vậy sẽ giúp bản thân yêu đời hơn."

Và đó, chỉ là tự lừa dối bản thân.

4 năm đại học, nghỉ hè nào cũng nghe lời bố mẹ đi bán cà chua để chịu cực khổ nhưng 3 năm ra trường vẫn thất nghiệp: Hóa ra, thành công không nằm ở 2 chữ hi sinh! - Ảnh 3.

Cần nếm những cái khổ có giá trị

Jack Ma nói: "Không nếm khổ, không phấn đấu, bạn dùng thanh xuân để làm gì?"

Rất nhiều người xem câu nói này là câu nói kinh điển, thường dùng để khích lệ bản thân. Nhưng lại rất ít người đi suy xét, khổ như thế nào mới đáng để nếm trải.

Cũng giống như phần mở đầu có nhắc đến: "10 triệu ở nhà máy hay 5 triệu ở quán café sang trọng, cần lựa chọn thế nào?" Nhà máy ở vùng hẻo lánh cơ hội phát triển ít, phúc lợi đãi ngộ cũng chưa chắc đã đảm bảo lâu dài. Còn công việc sau, mặc dù lương thấp, nhưng môi trường làm việc,cơ hội, con người được tiếp xúc đều vượt xa so với một nhà máy nhỏ.

Đáp án dường như đã rất rõ ràng.

Không đến nhà máy làm việc không phải vì thanh niên hiện nay không thể chịu khổ, mà là cũng nếm trải khổ như nhau, nhưng ở đó không thể có được những cơ hội mà họ mong muốn.

Hãy nếm khổ khi phấn đấu, đừng nếm khổ của cuộc sống.

Một người bạn trên mạng kể về trải nghiệm của mình: hồi đại học, môi trường trong phòng tự học rất kém, ghế ngồi cứng, điều hòa lạnh. Bạn học A là một người rất biết " hưởng thụ" cuộc sống, cô tự để ý để cải thiện, tấm đệm ghế, gối ngủ trưa, đồ ăn vặt, áo khoác…những thứ cần có đều có. Một bạn học khác B lại hoàn toàn không để tâm đến những việc này, cô ngồi cho đến khi đau lưng, ăn mặc phong phanh cho đến khi bị điều hòa làm cho cảm lạnh.

Mỗi lần khuyên cô mặc nhiều đồ một chút, cô đều gạt đi: "Mình đâu có yếu đuối như các cậu, không chịu khổ được." Nhưng cô đi được mấy ngày liền không muốn đi nữa. A "yếu đuối" vẫn tiếp tục kiên trì, vì trong mắt cô, trong một môi trường thoải mái thì học tập cũng giống như đang hưởng thụ.

4 năm đại học, nghỉ hè nào cũng nghe lời bố mẹ đi bán cà chua để chịu cực khổ nhưng 3 năm ra trường vẫn thất nghiệp: Hóa ra, thành công không nằm ở 2 chữ hi sinh! - Ảnh 4.

Trong cuộc sống cũng có rất nhiều người giống A, ít khi chịu thiệt thòi cuộc sống Chỉ cần có môi trường phù hợp, họ có thể kiên trì cao độ để học tập và làm việc.

"Cực khổ chính là sự giàu có, câu nói này chỉ là tán gẫu. Cực khổ chính là cực khổ, biết khổ mà suy nghĩ mới là giàu có."

Biết chấp nhận lựa chọn, nhìn thấy được giá trị của cực khổ, mới là phong thái cần có khi nếm trải. Nếm mật nằm gai luôn là lựa chọn sau sau cùng. Đừng bao giờ nếm đủ mọi đắng cay, để cuối cùng lại trở thành "người dưới người".


Vũ Đình

Theo Trí Thức Trẻ