Vụ Vạn Thịnh Phát: 84 khách hàng có cùng địa chỉ, dư nợ tại SCB hơn 122.800 tỷ đồng

20/11/2023 05:26

Kết luận điều tra vụ Vạn Thịnh Phát cho thấy, có loạt khách hàng có cùng địa chỉ đăng ký, dư nợ phát sinh tại SCB hàng trăm nghìn tỷ đồng.

dautukinhtechungkhoanvn-stores-news-dataimages-2023-112023-19-18-screenshot-2023-11-19-at-18402420231119184044-1700432747.png

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã công bố kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và một số đơn vị khác.

Thanh tra đã "làm mờ các vi phạm

Liên quan kế hoạch tái cơ cấu Ngân hàng SCB, Đoàn thanh tra đã làm việc trực tiếp tại ngân hàng SCB. Cụ thể, ngày 01/8/2017,ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan TTGSNH quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành gồm 18 thành viên do Đỗ Thị Nhàn, Vụ trưởng vụ thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng (Vụ 1) – sau này là cục II thuộc Cơ quan TTGSNN làm Trưởng đoàn, tiến hành thanh tra Ngân hàng SCB.

Quá trình thanh tra phát hiện nhiều chỉ tiêu phản ánh thực trạng SCB rất xấu: Hệ số an toàn, nợ xấu, tỷ lệ cho vay bất động sản đều cao hơn rất nhiều so với kế hoạch tái cơ cấu.

Tuy vậy khi lập báo cáo, nội dung kết quả thanh tra lại chỉ nêu chung chung, không trung thực, không đầy đủ theo kết quả thanh tra. Cụ thể, đã giảm nhẹ, "làm mờ" các vi phạm, sai phạm tại các dự án, phương án tái cơ cấu theo phê duyệt của NHNN so với kết quả thanh. Kết luận thanh tra có nhận xét: SCB đã cơ bản chấp hành chỉ đạo của NHNN.

Vụ Vạn Thịnh Phát: CIC phát hiện có 22 khách hàng có cùng địa chỉ, dư nợ gần 18.700 tỷ đồng

Loạt khách hàng cùng địa chỉ có tổng dư nợ tại SCB hơn 122.800 tỷ đồng

Một trong những tiêu chí trong công việc của đoàn thanh tra là dư nợ tín dụng tại Ngân hàng SCB. Liên quan việc này, giám sát các tổ chức tín dụng, định kỳ Ngân hàng SCB định kỳ đã gửi báo cáo cho cơ quan TTGSNH. Báo cáo của Ngân hàng SCB có cả chi tiết dư nợ cho vay đối từng khách hàng tại thời điểm báo cáo.

Tại báo cáo định kỳ tháng 7,8,9/2019 của SCB, có đầy đủ thông tin về việc SCB cho vay phát sinh nợ mới với 18/71 khách hàng có cùng địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai là 14.303 tỷ đồng phát sinh sau ngày 30/6/2017. Tổng dư nợ cuả nhóm 71 khách hàng là 102.453 tỷ đồng (bao gồm cả dư nợ 88.150 tỷ đồng đến ngày 30/6/2017).

Đồng thời báo cáo cũng thể hiện tại thời điểm 30/6/2017 có 14 doanh nghiệp khác có cùng địa chỉ kinh doanh số 4 Nguyễn Thị Minh Khai (ngoài danh sách 71 khách hàng nói trên) phát sinh dự nợ tại SCB số tiền 20.355 tỷ đồng sau thời điểm 30/6/2017 (có 1 khách hàng là Công ty Metropalis phát sinh vay và đã tất toán trong thời gián từ 30/6/2017 đến 31/12/2017).

Như vậy tổng nhóm 71 khách hàng cũ cùng địa chỉ tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, cộng 13 khách hàng mới phát sinh có cùng địa chỉ trên, có dư nợ tại SCB lên đến 122.808 tỷ đồng.

Tại công văn của Trung tâm tín dụng Quốc gia (CIC) về việc tra cứu thông tin dư nợ tín dụng tại thời điểm ngày 30/6/2017 và 31/12/2017 ký ngày 12/2/2018 cho thấy: Tại thời điểm 31/12/2018 có 9/71 khách hàng có cùng địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai phát sinh nợ mới sau ngày 30/6/2017 là 7.031 tỷ đồng; có 13 khách hàng cùng địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai (ngoài danh sách 71 khách hàng nói trên) có dư nợ phát sinh 18.691 tỷ đồng. Tổng nợ phát sinh nhóm 22 khách hàng cùng địa chỉ này hơn 25.700 tỷ đồng.

Như vậy cả CIC và báo cáo định kỳ của Ngân hàng SCB về dư nợ tín dụng đều có thông tin về 71 trường hợp có cùng địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai và 13 trường hợp phát sinh mới sau ngày 30/6/2017 có cùng địa chỉ trên.

Đây cũng là một trong những chỉ tiêu phải báo cáo của đoàn thanh tra. Tuy vậy Nguyễn Văn Hưng, Đỗ Thị Nhàn và tổ tổng hợp không sử dụng, đối chiếu kết quả báo cáo giám sát định kỳ của SCB và của CIC. Đồng thời để phục vụ báo cáo phó Thủ tướng ngày 12/3/2018, Nguyễn Văn Hưng chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn yêu cầu SCB báo cáo về dư nợ của nhóm khách hàng này và dùng số liệu đó, không dùng số liệu của CIC và kết quả giám sát.

Theo Hồ Nga/Kiến thức đầu tư