Thước đo thành công của một người không phải là độ cao của ngọn núi anh ta trèo lên được mà là "độ đàn hồi" của anh ta khi bị rơi xuống đáy vực thẳm

Jack Ma nói: "Hôm nay rất tàn khốc, ngày mai còn tàn khốc hơn, ngày kia sẽ rất tươi đẹp, những phần lớn mọi người đều "chết" vào buổi tối của ngày mai, chỉ có những người anh hùng thực sự mới có thể thấy được ánh mặt trời của ngày kia."


Jack Ma nói: "Hôm nay rất tàn khốc, ngày mai còn tàn khốc hơn, ngày kia sẽ rất tươi đẹp, những phần lớn mọi người đều "chết" vào buổi tối của ngày mai, chỉ có những người anh hùng thực sự mới có thể thấy được ánh mặt trời của ngày kia."

Câu nói đó của Jack Ma ý muốn nói chỉ có những người có thể đương đầu với mọi chuyện mới là người thực sự tài hoa, nhưng làm sao mới có thể "đương đầu" tốt mọi chuyện để có thể vượt qua đêm tối của ngày mai? Đến hôm nay, tôi đã có cho mình câu trả lời.

Ngày 5/3/2018, Xiaomi, một trong những hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới đã chính thức nộp đơn đăng ký niêm yết lên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

Ngày này, đối với Lei Jun, người sáng lập của Xiaomi mà nói, chính là ngày ông thấy được ánh mặt trời của ngày kia.

Tôi nhớ đến một câu nói nổi tiếng của Lei Jun: Khởi nghiệp, là phải tìm được "lỗ thông gió", một khi đã vào được đó rồi thì con lợn cũng sẽ biết bay.

Lei Jun sinh năm 1969 và sinh ra ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Năm 18 tuổi, ông đỗ vào Khoa Khoa học Máy tính của Đại học Vũ Hán. Năm thứ 4 đại học, ông cùng một vài người bạn hợp tác khởi nghiệp, nhưng không lâu sau đó, công ty bị phá sản. Đó là lần khởi nghiệp thất bại đầu tiên của Lei Jun.

Thước đo thành công của một người không phải là độ cao của ngọn núi anh ta trèo lên được mà là độ đàn hồi của anh ta khi bị rơi xuống đáy vực thẳm - Ảnh 1.

Lei Jun - người sáng lập Xaomi: "Khởi nghiệp, là phải tìm được "lỗ thông gió", một khi đã vào được đó rồi thì con lợn cũng sẽ biết bay".

Năm 1996, Lei Jun trải qua thất bại thứ 2.

Khi đó, phần mềm Pangu mà Lei Jun dồn tâm huyết đưa ra thị trường nhận về thất bại thảm hại, công ty Kingsoft đối mặt với nguy cơ phá sản, người sáng lập của công ty là Qiu Bojun đã phải bán cả biệt thự đi để duy trì công ty.

Lei Jun khi đó lựa chọn từ chức, nhưng bị Qiu Bojun từ chối và thay vào đó cho Lei Jun nghỉ phép dài ngày.

Thất bại liên tiếp khiến Lei Jun nhận ra rằng thành công không phải chuyện một sớm một chiều.

Năm 2007, Lei Jun trải qua thất bại thứ 3.

Năm 2007, Kingsoft chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Lei Jun đã tốn mất 16 năm tâm huyết để làm được điều này. Nhưng giá trị của Kingsoft lúc bấy giờ (626 triệu đô la Hồng Kông) còn thấp hơn rất nhiều so với Baidu (giá trị thị trường là 3,95 tỷ đô la Mỹ) được niêm yết trên NASDAQ năm 2005 và Alibaba (giá trị thị trường 1,5 tỷ đô la Mỹ) được niêm yết tại Hồng Kông cùng năm 2007.

Không hài lòng với kết quả này, Lei Jun đã từ chức CEO và im lặng trong suốt 3 năm.

Tuy nhiên, trong ba năm này, danh tiếng của Lei Jun lại vang dội trong các ngân hàng đầu tư. Trong danh sách đầu tư của ông, có một loạt những cái tên sáng chói như Vanke Eslite, Letao, UC Browser…. Các công ty này tại thời điểm đó đã được xem là "kỳ lân" trong một mảng thị trường nhất định, và định giá cao hơn nhiều so với Kingsoft.

Thành tựu của Lei Jun trong lĩnh vực "đầu tư thiên thần" (Một nhà đầu tư thiên thần là một cá nhân giàu có, người cung cấp vốn cho một doanh nghiệp khởi nghiệp, thường là để đổi lấy nợ chuyển đổi hoặc vốn chủ sở hữu) có liên quan rất nhiều đến những việc mà ông từng phải trải qua trước đó: sự thất bại đã trở thành động lực cho thành công của ngày hôm nay.

Thước đo thành công của một người không phải là độ cao của ngọn núi anh ta trèo lên được mà là độ đàn hồi của anh ta khi bị rơi xuống đáy vực thẳm - Ảnh 2.

Năm 2015, Lei Jun trải qua thất bại thứ tư và cũng là tổn thất lớn nhất.

Năm 2015, Xiaomi bắt đầu hứng chịu cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi thành lập. Doanh số điện thoại di động giảm chóng mặt, thứ hạng doanh số tiêu thụ giảm từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ năm.

Trong thị trường thiết bị di động, quy mô tiêu thụ quyết định liệu một công ty có thể tồn tại hay không.

Cho tới năm 2017, doanh thu của Xiaomi trong tháng 10 đã vượt quá 100 tỷ nhân dân tệ và doanh số hàng tháng vượt qua 10 triệu chiếc.

Trong suốt 3 năm, không ai biết chính xác ông đã trải qua những gì, chỉ biết rằng nếu không trải qua khủng hoảng năm 2015 thì Lei Jun sẽ trắng tay, không còn lại gì nữa.

Nhìn lại con đường mà Lei Jun đã đi, có thể thấy ông đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc đời, nhưng mỗi một lần tưởng chừng như sắp rơi xuống đáy vực thì ông lại có thể vực dậy được mình.

Lei Jun từng nhận xét về mình sau:

"Tôi vô cùng sợ bị tụt lại phía sau, sợ rằng nếu bị tụt lại phía sau, tôi sẽ không thể bắt kịp lại được nữa, tôi không phải là người giỏi sống sót trong nghịch cảnh. Trước khi làm gì đó, việc đầu tiên tôi luôn làm đó là suy nghĩ thật kĩ càng về nó, không để mình rơi vào nghịch cảnh. Tôi là kiểu người sẽ đặt mình vào vị trí không thể thất bại trước đã rồi sau đó mới xuất phát."

Qua câu nói này, bạn có thể thoáng thấy bí mật thực sự giúp bạn có thể "đương đầu" với mọi chuyện, đó là: hiểu bản thân + suy nghĩ sâu sắc + lập kế hoạch + mục tiêu rõ ràng + kiên định chấp hành.

Vì vậy, đối với tôi, một người có khả năng đương đầu với mọi chuyện, có khả năng thích nghi với môi trường xung quanh và có một giá trị quan đúng đắn có thể giúp anh ta đứng ở giữa kim tự tháp. Ngoài ra, việc nhận thức rõ bản thân, quyết đoán và khả năng chấp hành tốt sẽ cho phép anh ta đứng trên đỉnh của kim tự tháp.

Tướng George Patton của Mỹ đã nói một câu nói nổi tiếng như này: Thước đo thành công của một người không phải là độ cao của ngọn núi anh ta trèo lên được mà là "độ đàn hồi" của anh ta khi bị rơi xuống đáy vực thẳm

Vì vậy, thành công của một người không chỉ là nhìn vào cái hiện ra trước mắt chúng ta mà còn là thứ ở đằng sau hậu trường, đó là khả năng đường đầu với mọi việc, thứ mà không phải ai cũng thấy được.

Tôi chưa bao giờ mong muốn mình trở thành một người tài giỏi như Lei Jun, liên tục cổ vũ mình, cho tới khi kiệt sức mới nhận ra một thực tế rằng: thành công của họ là không thể lặp lại.

Điều tôi hy vọng đó là, từ những gì họ trải qua, tôi sẽ lĩnh ngộ ra được những điều mà trước giờ mình chưa bao giờ nhân ra được, bao gồm cả cách giải quyết sự việc và thái độ đối với cuộc sống.

Thước đo thành công của một người không phải là độ cao của ngọn núi anh ta trèo lên được mà là độ đàn hồi của anh ta khi bị rơi xuống đáy vực thẳm - Ảnh 3.

Nói tóm lại, thứ mà tôi chú ý đến đó là "người khác làm sao để làm tốt mọi việc, còn tôi dùng cách nào để có thể làm nó tốt hơn nữa".

Do đó, khi bạn ở trong một thung lũng, bạn không những phải trầm ổn lại để cải thiện nhận thức và khả năng của mình, mà còn cần phải bật "radar" của mình lên để có thể quét bất cứ lúc nào: tập trung vào phía trước + lĩnh ngộ kinh nghiệm làm việc của những người tài giỏi + tối ưu hóa cách làm việc.


Như Quỳnh

Theo Trí Thức Trẻ

Link nội dung: https://www.thuongtruong24h.vn/thuoc-do-thanh-cong-cua-mot-nguoi-khong-phai-la-do-cao-cua-ngon-nui-anh-ta-treo-len-duoc-ma-la-do-dan-hoi-cua-anh-ta-khi-bi-roi-xuong-day-vuc-tham-a71615.html