Startup có trụ sở tại Mỹ thu hút 1,5 triệu USD vòng Co-Founder chỉ sau 1 giờ kêu gọi

Một startup phát triển nền kinh tế số thu hút 1,5 triệu USD vòng Co-Founder, có khát vọng IPO định giá hàng trăm tỉ USD tại sàn Nasdaq vào năm 2027.

khat-vong-ipo-dinh-gia-300-ti-usd-tai-san-nasdaq-vao-nam-2027-min-1642569648.jpg
Khát vọng IPO định giá 300 tỉ USD tại sàn Nasdaq vào năm 2027.

Ngày 17/01/2022, tại Hà Nội, CMC Holdings Việt Nam vừa gọi vốn thành công 1,5 triệu USD vòng Co-Founder (cổ đông sáng lập) chỉ sau một giờ kêu gọi.

Tại sự kiện, công ty công bố đạt mục tiêu IPO 300 tỉ USD vào năm 2027 với lộ trình 7 vòng gọi vốn bao gồm Co-Founder, Angel, Series A, B, C, PE và IB. 

Với số vốn kêu gọi công ty sẽ tập trung vào việc phát triển hệ sinh thái số với các nền tảng phục vụ nhu cầu của hàng tỉ người dùng trên toàn cầu. 

Hệ sinh thái số của CMC Holdings sẽ bao gồm Hyperas Chain - nền tảng chuyên biệt mã hoá, số hoá tài sản, Pindias - nền tảng quản lý giao dịch các hoạt động tài sản số, Divega - sàn thương mại điện tử với phương thức đấu giá ngược độc đáo trên thị trường, Rapital Bank - ngân hàng số phục vụ nhu cầu giao dịch khổng lồ trên thị trường toàn cầu.

le-ky-ket-1-1642569697.jpg

Lễ ký kết cổ đông chiến lược chứng nhận sở hữu cổ phần giữa CMC Holdings và Auro Capital

Theo kế hoạch, công ty sẽ triển khai các hạng mục quan trọng và dự kiến các sàn bất động sản, hệ thống đấu giá ngược, hệ thống ngân hàng số sẽ lần lượt ra mắt trong năm 2022 và 2023. 

Nói về những khát vọng và mục tiêu “không tưởng', ông Trần Nam Chung, chủ tịch CMC Holdings cho rằng, điều này cũng tương tự như sự xuất hiện của Metavese được xem là vũ trụ siêu tưởng trong năm nay. Đây là “thời điểm" để những ý tưởng đột phá được hiện thực hoá.

Tuy nhiên, ông Chung cũng nhấn mạnh rằng ý tưởng dù điên rồ thế nào cũng sẽ không thể thành công nếu không được triển khai với một tinh thần đam mê tới tận cùng, điều nghiên kỹ lưỡng về thị trường đặc biệt là các câu chuyện thành công, thất bại trước đó.

Chúng tôi dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và học hỏi những mô hình và câu chuyện thành công vượt trội của nhiều doanh nghiệp Việt Nam và thế giới nhưng cũng nhìn nhận ra những rủi ro tiềm tàng hay các hạn chế của chính các doanh nghiệp này”. Ông Chung chia sẻ.

Vì thế, đội ngũ CMC Holdings đã dành nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu và phân tích thị trường, các mô hình kinh doanh bền vững. 

ong-tran-nam-chung-chu-tich-tap-doan-cmc-holdings-min-1642569648.jpg

Ông Trần Nam Chung, Chủ tịch tập đoàn CMC Holdings nói về khát vọng và mục tiêu

Ngay từ đầu CMC Holdings đã tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của xã hội: nhu cầu lớn của người dùng, điểm đau thị trường, tập trung phát triển bền vững ngay từ đầu và đặc biệt tư duy và ý thức về việc xây dựng sản phẩm, dịch vụ hướng tới việc tạo ra các tác động xã hội.

Đặc biệt Divega là mô hình SIB (Social Impact Business). Dự án không chỉ mang đến cho tất cả mọi người trên toàn cầu cơ hội sở hữu các tài sản đặc biệt với mức giá “không tưởng” theo cơ chế đấu giá thấp nhất và duy nhất mà toàn bộ lợi nhuận của dự án sẽ được sử dụng vào công tác từ thiện. 

Vòng gọi vốn đầu tiên dành 15 suất cho các cổ đông đồng sáng lập là chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá nhân. 

Được biết, hầu hết các cá nhân và doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư là bởi thấy được tiềm năng tất yếu của nền kinh tế số với những số liệu xác thực về dung lượng thị trường, những minh chứng thành công của nhiều doanh nghiệp nổi bật ở Việt Nam và trên thế giới. 

Số khác, vốn là những người kinh doanh nhiều năm trong lĩnh vực truyền thống muốn tìm một cơ hội khác trong lĩnh vực công nghệ, số hoá thị trường.

Một số nhà đầu tư cho rằng cho dù công nghệ có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì cốt lõi của kinh doanh vẫn nằm yếu tố con người. 

Theo lời chia sẻ của một cổ đông sáng lập, CMC Holdings quy tụ được những nhân tài ở nhiều lĩnh vực với đam mê và khát vọng lớn và đó là lý do quan trọng để họ quyết định đầu tư.

Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh tại sự kiện, ông Trần Nam Chung, chủ tịch CMC Holdings cho rằng, sự phát triển của nền kinh tế số là tất yếu, dung lượng thị trường trong tất cả các lĩnh vực từ bán lẻ, thương mại điện tử, fintech, AI, VR, AR, blockchain vẫn còn rộng mở cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần.

ong-tran-nam-chung-chu-tich-tap-doan-cmc-holdings-noi-ve-cac-startup-viet-nam-co-gia-tri-tren-1-ty-usd-1642569153.jpg

Ông Trần Nam Chung, Chủ tịch tập đoàn CMC Holdings nói về các startup Việt Nam có giá trị trên 1 tỷ USD.

Ông Chung cho hay, điều kiện đủ để các cơ hội này trở thành hiện thực là phải có những ý tưởng đột phá, hệ sinh thái khép kín và mở rộng để đáp ứng nhu cầu tiến hóa của người dùng, đặc biệt để có thể phát triển trường tồn DN phải đảm bảo tạo dựng được và ứng dụng sức mạnh của các đòn bẩy quan trọng như đòn bẩy tài chính, đòn bẩy thương hiệu, đòn bẩy công nghệ.

Tại sự kiện, ông Đậu Minh Nhật, chủ tịch Aura Capital, cổ đông chiến lược của CMC Holdings cũng chia sẻ và phân tích sâu sắc về mô hình vốn hoá và cơ hội IPO dễ dàng cho các startup. 

CMC Holdings được thành lập bởi nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tài chính, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn M&A, tư vấn IPO, tư vấn quản trị thương hiệu.

Các cổ đông sáng lập gồm có Phi Group (Mỹ), cùng các cá nhân đứng đầu là ông Trần Nam Chung và nhiều cộng sự khác. Cổ đông chiến lược tại Việt Nam là Aura Capital.

Được biết, mô hình vốn hoá đã chứng thực sự thành công của nhiều startup trên thế giới đặc biệt là startup về công nghệ. 

Tại Việt Nam, những doanh nghiệp đã ứng dụng thành công mô hình vốn hoá này và đạt được thành công vang dội có một số điển hình như Thế Giới Di Động, VNG, Vincom Retail… 

Link nội dung: https://www.thuongtruong24h.vn/startup-co-tru-so-tai-my-thu-hut-15-trieu-usd-vong-co-founder-chi-sau-1-gio-keu-goi-a153092.html