100.000 tỷ đồng tín phiếu - kịch bản này liệu có thành hiện thực?

27/09/2023 06:31

Các động thái hút tiền của NHNN đang là tâm điểm của thị trường tài chính trong những ngày qua.

Trong bối cảnh tỷ giá tăng mạnh, tăng trưởng tín dụng yếu và tăng trưởng nền kinh tế còn yếu, hệ thống dự thừa thanh khoản khiến lãi suất liên ngân hàng vầ mức thấp lịch sử, động thái can thiệp thị trường thông qua hút ròng tín phiếu (T-Bill), kiểm soát ổn định tỷ giá, giảm chênh lệch lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), theo chúng tôi nhắm đến nhiều mục tiêu.

NHNN vừa công bố kết quả đấu thầu thị trường mở trong phiên hôm nay (26/9). Theo đó, cơ quan này tiếp tục chào bán tín phiếu 28 ngày theo cơ chế đấu thầu lãi suất. Kết quả có 9/11 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng là 20.000 tỷ đồng, lãi suất 0,58% - cao hơn phiên hôm qua (0,49%).

Trên kênh cầm cố giấy tờ có giá, tiếp tục không có nghiệp vụ mới phát sinh và lượng lưu hành vẫn duy trì ở mức 0. Tính chung, NHNN đã rút ra khỏi hệ thống 20.000 tỷ đồng trong phiên giao dịch 26/9.

100.000 tỷ đồng tín phiếu - kịch bản này liệu có thành hiện thực?
Nguồn: SBV

Trước đó, liên tiếp trong 3 phiên 21/9, 22/9 và 25/9, Nhà điều hành đã chào thầu thành công tổng cộng 30.000 tỷ đồng tín phiếu 28 ngày (10.000 tỷ/phiên) và không phát sinh nghiệp vụ trên thị trường mở; qua đó rút khỏi hệ thống ngân hàng lượng tiền tương ứng.

Như vậy, trong 4 phiên giao dịch vừa qua, NHNN đã hút ròng tổng cộng gần 50.000 tỷ ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu.

Các kịch bản hút tiền

FIDT Research vừa đưa ra nhận định về động thái hút tiền thông qua phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian gần đây. Cụ thể, đây là hiện tượng gây áp lực tỷ giá ngắn hạn chủ yếu, tạo động lượng xu hướng tăng gần đây lên tỷ giá.

Hiện tại, mức tỷ giá 24.500 đang được SBV bảo vệ, kể từ cuộc họp Fed (điểm trọng tâm là lãi suất đỉnh của Fed kéo dài đến tháng 9/2024, trước khi có dấu hiệu cắt giảm đầu tiên), và SBV bảo vệ bằng cách nâng lãi suất rất ngắn hạn nhằm cố gắng giảm bớt áp lực đầu cơ tỷ giá, vì vậy hành động hiệu quả nhất đối với SBV tạm thời là phát hành tín phiếu.

100.000 tỷ đồng tín phiếu - kịch bản này liệu có thành hiện thực?
Diễn biến tỷ giá USD/VND.

Thanh khoản dư thừa không cần thiết sẽ là mức SBV cần phải hút, đầu đó có thể rơi vào 2 kịch bản nhằm kéo lãi suất rất ngắn hạn dưới 3 tháng cao lên – thu hẹp chênh lệch lãi suất với USD, nhưng không ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi – cho vay cho hoạt động kinh tế. Hút thanh khoản đến khi chạm mục tiêu về tỷ giá hoặc chạm giới hạn về ưu tiên nền thanh khoản hỗ trợ kinh tế.

Kịch bản 1: hút 70.000 – 100.000 tỷ, trung bình 10.000 tỷ/ngày, kéo dài trong 2 tuần, nền thanh khoản dư thừa (ample liquidity) rơi đâu đó vùng dự trữ bắt buộc hệ thống + 40.000 - 70.000 tỷ dư thừa.

Kịch bản 2: mức hút thanh khoản tiệm cận 130.000 - 140.000 tỷ với tốc độ nhanh hơn, khi áp lực ngoại hối trong ngắn hạn tăng mạnh (có thể từ 1 số sự kiện vĩ mô toàn cầu, bao gồm: sự kiện ảnh hưởng đến tăng trưởng wage growth từ đình công UAW, sự kiện Quốc hội Mỹ ko thông qua phát hành Bill ngắn hạn sắp tới). Có thể SBV sẽ kết hợp vừa tăng tốc độ hút vừa tăng kỳ hạn hút để hiệu quả phòng ngừa tỷ giá, nhưng xác suất kịch bản này không cao.

Kịch bản có thể có: mức độ hút thanh khoản tăng lên hút 1 ngày 20.000 tỷ, kỳ hạn 2 tháng trở lên, thay vì 1 tháng hiện tại.

Theo Linh Nhi/Theo Kiến thức Đầu tư